TÌM HIỂU VỀ NGỌN NÚI PHÚ SĨ - MỘT TRONG BA "NGỌN NÚI THÁNH" CỦA NHẬT BẢN
- Vị trí địa lí núi Phú Sĩ nằm ở đâu: Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi ở phía Tây Nam Tokyo
- Núi Phú Sĩ cách Tokyo bao xa: Để đi từ Tokyo, bạn chỉ mất 100km về phía Tây Nam là đến chân núi Phú Sĩ
- Lịch sử của núi phú sĩ: Núi Phú Sĩ (hay còn gọi là núi Fuji) được hình thành bởi trận động đất vào năm 286TCN. Vụ phun trào đầu tiên ở ngọn núi xảy ra vào khoảng 600.000 năm về trước, còn vụ phun trào mới nhất là vào năm 1708. Chính do dung nham phun trào đã kết dính 2 bên sườn núi, tạo thành hình chóp nón mà du khách nhìn thấy ngày nay.
- Trên đỉnh cao nhất của núi Fuji là miệng núi lửa có đường kính hơn 50 mét và sâu khoảng 250 mét. Xung quanh núi Phú sĩ có nhiều đỉnh núi khác như: Osahidake, Izudake, Jojudake, Komagatake, Mushimatake, Kengamme, Hukusandake và Kukushidake. Có nhiều hồ đẹp xung quanh núi phú sĩ để bạn chọn lựa, chẳng hạn như hồ Ashinoko (Hakone, tỉnh Kanagawa), hồ Tanuki (tỉnh Shizuoka), và đặc biệt là chuỗi 5 hồ với tên gọi “Phú Sĩ Ngũ Hồ” ( hồ Yamanaka, hồ Kawaguchi, hồ Sai, hồ Shoji, hồ Motosu) là điểm đến phổ biến trong các tour du lịch Nhật Bản.
- Núi phú sĩ cao bao nhiêu mét: Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với độ cao tuyệt đối: 3.776 mét cao hơn “nóc nhà Đông Dương” Phan Xi Păng của Việt Nam (3.143m)
2. Đặc điểm núi Phú Sĩ:
- Núi Fuji là núi lửa tròn đỉnh. Chu vi miệng rộng 3000m, sâu 237m, là miệng núi lửa để lại
- Từ năm 781 đến 1707 núi lử phun 18 lần và hiện vẫn còn hoạt động, đỉnh núi vẫn còn hiện tượng phụt hơi
- Sở dĩ Phú Sĩ còn gọi là Fuji vì đó là ngôn ngữ của dân tộc Hạ di, Fuji có nghĩa là núi lửa
- Những người bản xứ tôn sùng núi Fuji đã lập ra “Hội người leo núi Phú Sỹ” có tên là “Hội Fujiko" . Người sáng lập hội này đã leo núi Phú Sĩ trong vòng 106 năm với 128 lần.
- Việc chinh phục ngọn núi hùng vĩ này là điều mà bất cứ người dân Nhật nào cũng muốn được làm một lần trong đời.
- Đối với người dân Nhật Bản, núi Phú Sĩ chính là ngọn núi thiêng tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Đối với người Nhật, đêm mùng 1 Tết, nếu ai nằm mơ thấy một trong ba thứ sẽ cực kì may mắn suốt cả năm.
- Núi Phú sĩ đã phủ sóng wifi miễn phí vào tháng 7 năm 2015.
- Bức tranh cổ nhất vẽ hình núi Phú Sỹ là bức “Bảo vật tặng chùa Horyu” (Chùa Horyu ở cố đô Nara) do chính thái tử Shotoku vẽ năm 1069.
- Núi Phú Sỹ tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, kiên cường của người dân xứ Phù tang trong các tác phẩm văn học
- Núi Phú Sỹ cũng là một địa điểm tập luyện truyền thống của các chiến sỹ Samurai Nhật Bản.
- Xe buýt cách 1 tiếng sẽ có 1 tuyến vào trái mùa và chạy thường xuyên hơn vào mùa leo núi. Bạn không cần đặt trước. Hầu hết mọi du khách đều chọn phương tiện này. Từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa leo núi, bạn có thể bắt xe trực tiếp từ trạm xe. Giá xe buýt là 2,700 yên 1 chiều, 1 chuyến mất khoảng 2,5 tiếng
- Xe buýt đi thẳng từ Ga Shinjuku hoặc ga Shibuya ở Tokyo đến Ga Kawaguchiko và mất khoảng 2 đến 2,5 giờ tùy thuộc vào giao thông.
- Dịch vụ Xe buýt Fuji Kyuko Xe buýt Keio xe buýt Fujitozan, Fujikyuko: Vé 1800 yên một chiều 1750 yen một ngày 1,540 yên (hay 2,100 cho vé khứ hồi). Số chuyến Cách 2 tiếng có 1 chuyến cách 1 tiếng có 1 chuyến Xe buýt cách 1 tiếng sẽ có 1 tuyến vào trái mùa và chạy thường xuyên hơn vào mùa leo núi
- Tàu cao tốc JR Azusa hay Kaji mất khoảng 2 giờ 20 phút để đến nơi, giá khoảng 3,290 yên đến 3,910 yên cho vé 1 chiều (tùy vào ngày bạn bắt tàu lẫn đến chỗ núi nào)
- Tàu thường JR Chuo Special Rapid Service và đi tương tự như JR Azusa. Tuy nhiên sẽ mất thêm 10 hay 20 phút. Giá vé: 2,460 yên
- Mùa hè, từ tháng 7 – tháng 9 là thời điểm lý tưởng, rất mát mẻ cho những người muốn leo núi, chinh phục ngọn Phú Sỹ
- Mùa thu, tầm tháng 10 – 11 ngắm lá vàng lá đỏ ở khu núi Phú Sỹ, nhất là từ hồ Kawaguchi là một trong những nơi đẹp nhất Nhật Bản
- Mùa đông, tầm tháng 12 – 2 là một màu trắng của tuyết. Khung cảnh ở đây cũng rất đẹp
- Sức khỏe: Đây là điều kiện và quyết định để chinh phục núi Phú Sĩ, bạn phải có sức khỏe tốt và thật dẻo dai.
- Đã có rất nhiều người tham gia leo núi nhưng chỉ khoảng một nửa số đó là chinh phục được núi mà thôi
- Vật dụng bao gồm: Balo, giầy leo núi, găng tay, quần áo, thuốc....
Quy tắc quan trọng cần phải nhớ khi leo núi:
- Không nên đi một mình
- Khi đi cùng đoàn, nếu bị lạc nên đứng nguyên một chỗ chờ người trong đoàn hoặc tìm cách liên lạc với người trong đoàn
- Nên đi xe vận chuyển tới tầng 5 vì đường trên núi có tận 10 trạm cơ.
- Luôn giữ ấm cơ thể và bổ sung năng lượng khi cần
- Đồ ăn luôn được giữ ấm trong hộp giữ nhiệt hoặc có thể mua tại các trạm nghỉ nhưng giá sẽ đắt
- Bạn nên đi chinh phục núi Phú Sĩ vào khoảng buổi chiều để khi lên tới nơi bạn được chiêm ngưỡng cảnh mặt trời lặn tuyệt đẹp
- Khi bình minh lên , cảnh mặt trời mọc có lẽ sẽ khiến bạn không bao giờ quên
Tin khác
- NHỮNG CÂU TIẾNG NHẬT CƠ BẢN NÊN BIẾT KHI ĐI DU LỊCH
- NGƯỜI NHẬT MẶC KIMONO MẤY LẦN TRONG ĐỜI?
- 6 QUY TẮC KHI MẶC TRANG PHỤC KIMONO CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN
- 10 THỊ TRẤN ĐẸP NHẤT CỦA NHẬT BẢN
- MÓN ĂN NHẬT BẢN NGON KHÔNG CƯỠNG NỔI
- CHUYỆN TÌNH MẶT TRĂNG TRÊN ĐỈNH PHÚ SĨ
- MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI XIN VISA NHẬT BẢN