NÉT ĐẶC SẮC TRONG LỄ HỘI THÁP BÀ PONAGAR
Lễ hội Tháp Bà Ponagar là một trong những lễ hội đặc sắc nhất của Nha Trang, đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản phi vật thể cấp Quốc gia. Nếu có dịp đến Nha Trang dịp cuối tháng 3 âm lịch, bạn nên tham gia lễ hội Nha Trang này.
Ý nghĩa to lớn của lễ hội Tháp Bà Ponagar trong tâm thức người Chămpa: Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn được gọi là lễ hội Thiên Yana Thánh mẫu hay Vía Bà, được tổ chức hàng năm từ 21 – 13/3 âm lịch. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công đức của Thiên Yana Thánh Mẫu, người được cư dân Chăm pa gọi là Po Inư Nagar – người Mẹ của xứ sở. Theo lời kể, người này đã dạy cho cư dân địa phương cách thức trồng lúa, dệt vải, chăn nuôi, sinh sống…
Thiên Yana Thánh Mẫu – bà Mẹ xứ sở của người Chăm (Ảnh sưu tầm)
Lễ hội này thường được tổ chức tại quần thể di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang, là một quần thể kiến trúc Chămpa và là dấu ấn của vương quốc Chămpa cổ đến nền văn hóa của người Việt. Những bức tượng thần Shiva cưỡi Ngưu thần Nandin, các tượng linh vật, những nét trạm trổ, điêu khắc tinh xảo được xây dựng từ thế kỷ 13, đến nay vẫn được giữ nguyên vẹn, đặc trưng cho kiến trúc đặc sắc của văn hóa Chămpa.
Quần thể di tích tháp Bà Ponagar – nơi diễn ra lễ hội Tháp Bà Ponagar (Ảnh sưu tầm)
Trong tâm thức cũng như đời sống và nền văn hóa bao đời nay của người Chăm pa, bà mẹ Xứ sở – nữ thần Po Inư Nagar có vai trò vô cùng quan trọng và là vị thần đầy quyền năng và sáng tạo. Đó là người phụ nữ duy nhất được tôn thờ độc lập. Mẹ xứ sở luôn luôn dẫn dắt để người dân Chăm pa có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính vì thế, người dân Chăm pa tôn thờ vị thần Po Inư Nagar này với hình thức tế lễ linh thiêng nhất. Mọi gia đình, làng xóm đều thờ vị thần này. Tháp Bà Ponagar lại là công trình kiến trúc lớn nhất được xây dựng chỉ để thờ Mẹ xứ sở.
Những nghi thức linh thiêng và độc đáo của lễ hội Ponagar:
Những điều tạo nên nét đặc sắc cho lễ hội Nha Trang Tháp Bà Ponagar không phải chỉ là ý nghĩa linh thiêng, cao quý mà bởi các nghi lễ cầu kỳ và trang trọng. Các nghi lễ chính của ngày hội gồm: Lễ mục dục (tắm tượng), lễ tế gia quan (còn gọi là lễ thay xiêm y), diễn ra vào đúng giờ Ngọ của ngày 20/3 âm lịch.
Dòng sông lấp lánh ánh sáng trong đêm thả hoa đăng (Ảnh sưu tầm)
Lễ cúng thánh sẽ bắt đầu bằng lễ khai kinh để cầu cho quốc thái dân an, tiếp đến là lễ tế sanh sẽ diễn và giữa đêm (giờ Tý) ngày 22/3 âm lịch. Lễ cúng chính thức sẽ diễn ra vào sáng sớm ngày hôm sau. Việc cúng lễ, hiến tế được thực hiện vô cùng trang nghiêm và thành kính, từng đoàn người sau đó sẽ đội lễ, dâng rượu, trà, hoa quả… để bày tỏ lòng biết ơn tới Bà mẹ xứ sở.
Lễ thả hoa đăng được tiến hành vào tối ngày 20/3 âm lịch, những bông hoa đăng lấp lánh được thả xuống dòng sông với những mong ước, nguyện cầu sẽ trở thành hiện thực. Lễ cầu siêu, lễ cầu quốc thái dân an cũng được tổ chức trang nghiêm và hướng đến những điều nhân văn, cao cả.
Người dân đội lễ dâng lên Thiên Yana Thánh Mẫu (Ảnh sưu tầm)
Bên cạnh những nghi thức linh thiêng các hoạt động văn hóa cũng làm nên những điều hấp dẫn cho lễ hội Nha Trang đặc sắc này. Du khách có thể xem múa bóng cà hát văn diễn ra trong suốt những ngày lễ hội, tại sân khấu trước Tháp chính trong quần thể Tháp Bà Ponagar. Hội thi rước và bày mâm quả để dâng mẫu cũng được tổ chức vào chiều ngày 23/3 dành cho các đoàn về dự lễ hội Tháp Bà. Các đoàn sẽ cử đại diện của mình tham gia đội nước từ Mandapa lên tháp để dâng Mẫu. Mâm quả được bày biện đẹp mắt để đội lên dâng Mẫu, đội nào có mâm quả đẹp nhất sẽ được đem dâng Mẫu ở tháp chính, những mâm khác sẽ được bày ở những tháp khác trong quần thể Tháp Bà.
Du lịch Nha Trang dịp tháng 3 âm lịch, bạn đừng bỏ qua lễ hội Nha Trang vô cùng độc đáo và thú vị này. Bạn có thể đến đây để khám phá vẻ đẹp của địa điểm du lịch – quần thể kiến trúc Chămpa đồ sộ và những nét đẹp văn hóa của đồng bào Chăm tại lễ hội Tháp Bà Ponagar.
Tổng hợp