Lịch khởi hành
chuyên tour Nga
CHUYÊN TOUR  ĐẢO
CHUYÊN TOUR ĐẢO
CHUYÊN TOUR ĐẢO
CHUYÊN CUNG CẤP VOUCHER DU THUYỀN ĐẲNG CẤP 5*
CHUYÊN CUNG CẤP VOUCHER DU THUYỀN ĐẲNG CẤP 5*
CHUYÊN CUNG CẤP VOUCHER DU THUYỀN ĐẲNG CẤP 5*
Thứ 2, Ngày 01 tháng 06 năm 2020, 09:54

TƯỢNG ĐÀI HỒ CHÍ MINH - ĐIỂM ĐẾN NỔI BẬT KHI ĐẾN MOSCOW

Quảng trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Moscow (Nga) được xem là công trình độc đáo của tình hữu nghị Việt - Nga, là điểm đến yêu thích của người dân Nga cũng như nhiều du khách quốc tế.
Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng ở thủ đô Moscow (Nga) với thiết kế độc đáo, khiến bất cứ ai ghé thăm đều bị cuốn hút và có ấn tượng sâu sắc. Quảng trường nổi bật với bức phù điêu hình ảnh Bác Hồ và dòng chữ khắc câu nói nổi tiếng của Người được dịch sang tiếng Nga: "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Đó là tác phẩm điêu khắc của họa sĩ Nhân dân, Viện sĩ Viện hàn lâm Mỹ thuật Liên Xô Vladimir Efimovich Tsigal - tác giả của rất nhiều tượng đài, công trình điêu khắc ở Nga, Đức, Áo, Nhật Bản và Azerbaijan.
Theo Bảo tàng Hồ Chí Minh, ý tưởng và cấu trúc của tác phẩm điêu khắc này rất độc đáo, không giống với những tượng đài khác. Bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đang mỉm cười, được khắc nổi trên tấm đồng hình tròn khổng lồ, cùng hình tượng chàng trai Việt Nam đang ở tư thế chuẩn bị bật dậy và phía sau là cây tre - hình ảnh thân thuộc đối với tất cả người Việt, đã được biết tới ở Nga và nhiều người dân Moscow. Vòng tròn là hình tượng mặt trời của Việt Nam, tiềm ẩn mơ ước về một nước Việt Nam với tương lai tươi sáng. Phía sau là 2 cây tre uốn cong, dường như đang cố gắng gồng mình chống chọi với bão táp. Cây tre là loài cây đặc trưng của Việt Nam, có thể bị uốn cong, nhưng khó bị bẻ gãy, giống như ý chí và sức mạnh Việt Nam. Nhân vật chàng trai Việt Nam trong tác phẩm là một người đàn ông khỏe mạnh, đang trong tư thế chuẩn bị xuất phát trên con đường hướng tới tương lai, như muốn nói Việt Nam đang vươn mình đi lên xây dựng tương lai no ấm trong hòa bình. Mỗi chi tiết trên bức phù điêu đều mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự hiểu biết cũng như tấm lòng ngưỡng mộ của tác giả đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, với lịch sử, đất nước, con người Việt Nam.
Chủ tịch Trương Tấn Sang cùng các đại biểu dự lễ đặt lẵng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thủ đô Moscow
Theo Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt - Nga, Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương Nguyễn Đăng Phát, một trong những nhân chứng chứng kiến lịch sử công trình nhiều ý nghĩa này, Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Hồ Chí Minh được lên kế hoạch xây dựng từ trước nhưng được khánh thành vào cuối thời Liên Xô. Đó là thời điểm Liên bang Xô-viết và Đảng Cộng sản Liên Xô đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng, rồi Đảng bị giải thể, Liên Xô tan rã. Quá trình xây dựng tượng đài khi ấy gặp nhiều khó khăn, đã có những cuộc biểu tình của lực lượng "dân chủ mới" ở Liên Xô phản đối xây dựng tượng đài. "Nhưng những người cộng sản chân chính ở Moskva, ở Liên Xô và những người bạn của Việt Nam đã kiên quyết ngăn chặn mọi toan tính của lực lượng "dân chủ mới" đó và Tượng đài đã được khánh thành trang trọng” - nhà báo Nguyễn Đăng Phát nhớ lại.
Ông Nguyễn Đăng Phát cho biết: Sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga độc lập thì cũng có số ít người tự xưng là "dân chủ" đòi phản đối, đòi không được đặt tên quảng trường Hồ Chí Minh và không được để tượng đài Người. Tuy nhiên, lực lượng cánh tả Nga, những người yêu nước Nga, những người bạn của Việt Nam, những người quý trọng tình hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Nga, đã bảo vệ Quảng trường, bảo vệ Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm thất bại hoàn toàn những mưu toan của lực lượng cực đoan đó. Lãnh đạo Hội hữu nghị Việt - Nga khẳng định Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Người ở Moscow là biểu tượng về tình hữu nghị quý báu Việt - Xô/Việt - Nga, là một dấu son gắn kết truyền thống với hiện tại, đồng thời cũng có ý nghĩa hướng tới tương lai của mối quan hệ Việt - Nga ngày càng phát triển. Sau nhiều năm xây dựng, tượng đài Hồ Chí Minh và quảng trường mang tên Người được khánh thành ngày 19/5/1990 và là một trong những công trình quy mô nhất và ấn tượng nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại LB Nga, là biểu tượng của tình hữu nghị giữa 2 dân tộc, 2 đất nước, niềm tự hào của mỗi người Việt Nam đang sống, học tập và làm việc tại xứ sở Bạch dương.
Dưới đây là một số hình ảnh khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang tham quan tại Nga: 
Thị thực cho phép nhập cảnh vào nước Nga, số 1829, ngày 16-6-1923, của đại diện Liên bang CHXHCN Xô Viết tại Berlin, Đức cấp cho Cheng Vang (Nguyễn Ái Quốc), tiếng Nga, Pháp
Thẻ đại biểu tư vấn cấp cho Nguyễn Ái Quốc để tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, tổ chức tại Moscow, Nga, 1924
Bác Hồ cùng nhà làm phim nổi tiếng của Liên Xô - Roman Karmen trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh ở sân bay Novosibirsk, ngày 10/7/1955, mở đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm Trường Đại học Tổng hợp MGU - ngày 16/7/1955.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam vào Lăng viếng lãnh tụ Lênin tại Moscow, trong dịp Đoàn sang dự lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Mười Nga, năm 1957.
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Liên Xô, tháng 8/1957
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nhà hát Bolshoi ở Moscow, Nga năm 1959.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm khu công nghiệp dầu khí Bacu (Azerbaijan ngày 23/7/1959).
Chủ tịch Hồ Chí Minh tham quan nhà máy Uralmash mang tên Ordzhonikidze ở Sverdlovsk, nay là Yekaterinburg 
Chủ tịch Hồ Chí Minh tham quan công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Irkutsk trên sông Angara
Cuộc gặp gỡ thân thiết của Bác Hồ cùng phi hành gia nổi tiếng của Liên Xô German Titov năm 1962.
Theo Thoidai.com.vn