Lịch khởi hành
chuyên tour Nga
CHUYÊN TOUR  ĐẢO
CHUYÊN TOUR ĐẢO
CHUYÊN TOUR ĐẢO
CHUYÊN CUNG CẤP VOUCHER DU THUYỀN ĐẲNG CẤP 5*
CHUYÊN CUNG CẤP VOUCHER DU THUYỀN ĐẲNG CẤP 5*
CHUYÊN CUNG CẤP VOUCHER DU THUYỀN ĐẲNG CẤP 5*
Thứ 6, Ngày 09 tháng 02 năm 2018, 11:29

SỐ PHẬN BI HÙNG CỦA NGƯỜI THỢ CẦU VĨ ĐẠI JOSEPH STRAUSS

Việc xây dựng cầu Golden Gate Bridge vấp phải nhiều sự phản đối, thậm chí cả kiện tụng. Cục Chiến tranh lo ngại rằng cây cầu sẽ cản trở giao thông đường thủy; Hải quân Mỹ lo sợ một vụ đụng tàu hoặc cầu bị phá hủy có thể chặn lối vào một trong những căn cứ quan trọng. Tập đoàn Đường sắt Nam Thái Bình Dương, một trong những đơn vị kinh doanh phát đạt nhất ở California, đã đâm đơn kiện vì cho rằng cầu Golden Gate thủ tiêu dịch vụ phà của họ. Joseph Strauss phải mất hơn 10 năm để vận động cộng đồng Bắc California rằng cây cầu này sẽ là lợi ích của họ. Cuối cùng, Joseph Strauss không chỉ thuyết phục được giới kinh doanh ngành công nghiệp vận tải hành khách bằng phà, mà còn kêu gọi được các nhà đầu tư ủng hộ dự án này. Năm 1932, giữa cơn cuộc suy thoái kinh tế, ông chủ sáng lập San Francisco Bank đã quyết định đầu tư phần lớn số tiền cho dự án Golden Gate Bridge.
Xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ, Joseph Strauss luôn bị những cây cầu ám ảnh, theo đúng nghĩa đen của nó. Sau một tai nạn bóng đá, chàng sinh viên Joseph Strauss đã phải nằm viện nhiều tuần và ngày nào cũng nhìn thấy cây cầu Cincinnati Covington... từ giường bệnh. Luận văn tốt nghiệp của Joseph Strauss là thiết kế một cây cầu đường sắt dài 85 km vượt qua Eo biển Bering, nối liền châu Mỹ và châu Á. So với khát vọng thế kỷ này, thách thức của Golden Gate Bridge vẫn còn vô cùng nhỏ bé. Khốn nỗi, hơn một thập kỷ vận động và thuyết phục đã tàn phá sức khỏe của Joseph Strauss. Ngay sau khi khởi công xây dựng cây cầu đầu năm 1933, Kỹ sư trưởng Joseph Strauss đã phải vắng mặt suốt 6 tháng trời. Có tin đồn rằng ông đã phải chữa trị căn bệnh suy nhược thần kinh.
Sau hơn 4 năm "lao tâm khổ tứ" xây cầu, Tổng công trình sư Joseph Strauss không còn đủ sức để ăn mừng. Ông trông yếu đuối hơn nhiều so với tuổi 67 của mình và bàn giao Golden Gate Bridge với cặp mắt thâm quầng, hốc hác. Với giọng run rẩy, ông chỉ nói ngắn gọn trong bài diễn văn khánh thành: "Cây cầu này không cần lời khen ngợi. Tự thân nó nói lên tất cả". Một năm sau, ông đã qua đời trong một cơn đột quỵ. Để tôn vinh con người nhỏ bé nhưng vĩ đại này, thành phố San Francisco đã dựng tượng ông ngay trước Golden Gate Bridge.